Giỏ hàng

BlogNgày: 03-01-2023

Cần uống nước lọc bao nhiêu 1 ngày là đủ?

Mỗi ngày cơ thể chúng ta cần được bổ sung đủ nước thì mới đảm bảo mọi hoạt động tốt nhất cho các cơ quan bên trong cơ thể. Hơn hết, uống đủ nước mang đến đến nhiều công dụng cho sức khỏe. Vậy cần uống bao nhiêu lít nước lọc 1 ngày là đủ? Cùng Pure Germany đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này dưới đây nhé!

Tại sao chúng ta cần phải uống nước?

Nước không chỉ chỉ có ngoài tự nhiên mà nó có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể của chính chúng ta. Nước có tác dụng giúp điều hòa thân nhiệt, hỗ trợ trao đổi oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi tế bào. Bên cạnh đó, nước còn giúp bài tiết các độc tố, chất thải,... ra khỏi cơ thể.

Nếu như bạn uống đủ nước thì các quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ diễn ra bình thường, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và dồi dào năng lượng. Nhờ vậy, mọi hoạt động thường ngày như sinh hoạt, học tập, làm việc của chúng ta có hiệu quả hơn.

Nước chiếm phần lớn thể tích cơ thể

Việc cơ thể không được bổ sung đủ nước thì sẽ khiến cho các hoạt động của các cơ quan bị rối loạn. Chức năng thận bị suy giảm khiến tích tụ nhiều chất độc bên trong cơ thể khiến chúng ta mệt mỏi, choáng váng, da khô ráp, tóc dễ gãy rụng,...

Tuy nhiên, nếu như bạn uống quá nhiều nước thì cơ thể dễ bị ngộ độc nước do các chất điện giải trong máu bị rối loạn. Điều này gây nên những triệu chứng như nôn, tiêu chảy,... Thậm chí, hành động này còn có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn như sưng tế bào, chức năng tim, thận bị ảnh hưởng,...

Do đó, bạn cần nhớ rằng, mỗi ngày chúng ta không nên uống quá nhiều hoặc quá ít nước. Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, độc tố bị đào thải ra ngoài, da dẻ mịn màng và giảm bớt căng thẳng và stress.

Làm thế nào để nhận biết được lượng nước bổ sung hàng ngày đã đủ hay chưa?

Để có thể tự nhận biết được cơ thể đã bổ sung đủ nước hay chưa thì bạn có thể dựa vào cảm giác khát hoặc qua quá trình vệ sinh. Khi mà bạn uống đủ nước thì cơ thể sẽ không cảm thấy khát và mỗi lần đi tiểu sẽ cách nhau khoảng từ 2 - 4 tiếng và nước tiểu có màu vàng nhạt.

Làm sao để nhận biết đã bổ sung đủ nước cho cơ thể hay chưa?

Còn khi bạn uống quá ít nước thì lúc nào cũng cảm thấy khát. Mỗi lần đi vệ sinh sẽ cách nhau nhiều giờ và đi tiểu khá ít, dưới 3 lần/ngày, nước tiểu có màu đục, vàng sẫm và có mùi nặng.

Ngược lại khi bạn uống quá nhiều nước thì sẽ khiến bạn đi vệ sinh liên tục, nhiều lần trong ngày và nước tiểu không màu.

Công thức tính lượng nước cần bổ sung cho cơ thể hàng ngày

Có thể bạn chưa biết, lượng nước cần bổ sung cho cơ thể mỗi ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cân nặng, mức độ hoạt động, tình trạng sức khỏe,...

Nếu như trong môi trường điều kiện bình thường, không cần hoạt động mạnh cũng như không ngồi điều hòa lâu thì bạn có thể tính lượng nước cần uống bằng cách lấy số cân nặng chia đôi. Nếu bạn muốn tính ra đơn vị kg hay lít thì bạn có thể áp dụng công thức sau:

Lượng nước cần uống = (số cân nặng x 2,205) x 0,5 / 33,8

Nếu như bạn thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thì bạn sẽ tính thêm cả lượng nước cần bổ sung theo công thức sau:

Lượng nước cần bổ sung = (số phút luyện tập : 30) x 12 / 33,8

Công thức tính lượng nước cần bổ sung cho cơ thể như thế nào?

Một số lưu ý giúp bạn bổ sung nước đúng cách

Uống nước nhưng cũng phải đúng cách thì mới phát huy hết nhưng công dụng tốt nhất. Một số lưu ý không nên bỏ qua để đảm bảo thói quen uống đủ nước và đúng cách:

  • Nên uống lượng nước vừa phải mỗi lần uống, không nên uống quá nhiều cùng một lúc

  • Không nên uống nước đun đi đun lại nhiều lần và không sử dụng nước đun sôi để qua 2 ngày

  • Không nên uống nước sau khi vận động nặng

  • Nên nhớ là các loại nước ngọt như nước có ga, cafe… không thể sử dụng thay thế nước lọc

  • Nên sử dụng nước lọc từ máy để tránh các tạp chất, chất độc hại,... gây ảnh hưởng cho sức khỏe.

Cafe hay nước có ga không thể thay thế nước lọc

 

Có thể thấy, việc uống đủ nước là việc làm quan trọng mà bạn nên áp dụng hàng ngày để có một cơ thể khỏe mạnh, tóc đẹp, da đẹp. Hy vọng, những kiến thức này thực sự hữu ích cho những ai quan tâm tìm hiểu.